Người đưa đò ‘ươm mầm hạnh phúc’
Ngày 10.3, Bệnh viện ĐH Y Dược Shingmark (TP.Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết vừa cấp cứu cho một nam bệnh nhân bị mắc lưỡi câu ở hậu môn.Trước đó nam bệnh nhân (40 tuổi, ngụ Đồng Nai) nhập viện trong tình trạng đau hậu môn, khi sờ vào thấy có vật lạ, nhưng không thể lấy ra được.Qua thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, các bác sĩ phát hiện dị vật, đó là một lưỡi câu (lưỡi câu cá) cắm sâu vào hậu môn, cách bờ hậu môn 2-3 cm, không thể nội soi gắp ra. Theo trình bày của bệnh nhân, trước đó có ăn bao tử cá. Các bác sĩ cho biết, có khả năng trong bao tử cá có chứa lưỡi câu trên và đã đi vào người bệnh theo đường ăn.Các bác sĩ quyết định phẫu thuật cấp cứu, lấy dị vật thành công ra ngoài, không gây tổn thương cơ thắt hậu môn cũng như không thủng trực tràng.Sau 2 ngày nằm theo dõi, bệnh nhân đã hồi phục và được xuất viện.Cảnh hoang tàn tại dự án khách sạn, trung tâm thương mại 150 tỉ ở Hà Tĩnh
Theo EVN, dự án này mở rộng với 2 tổ máy, được UBND tỉnh Hòa Bình chấp thuận hiệu chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định số 36/QĐ-UBND. Đây cũng là dự án quan trọng trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện 8).Khi đưa vào vận hành, công trình này đóng góp lớn vào mục tiêu đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và vận hành hiệu quả hệ thống điện Việt Nam, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.Biểu dương các đơn vị trên công trường có nhiều sáng kiến rút ngắn tiến độ thi công công trình, ông Phạm Hồng Phương, Phó tổng giám đốc EVN, đề nghị thời gian còn lại của năm 2025, các nhà thầu đáp ứng tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường; trước ngày 30.6 tổ chức thi công tháo dỡ đê quây và thi công giai đoạn 3 cửa nhận nước, thực hiện mục tiêu thi đua hòa lưới phát điện tổ máy 1 trong tháng 9 và hòa lưới tổ máy 2 tháng 12.2025.Theo EVN, dự án có tổng mức đầu tư 9.220 tỉ đồng, khi đưa vào vận hành mỗi năm sản xuất ra 488 triệu kWh, giúp ổn định tần số của hệ thống điện quốc gia, góp phần giảm chi phí vận hành hệ thống điện quốc gia; giảm cường độ làm việc của các tổ máy hiện hữu, kéo dài tuổi thọ của thiết bị, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.
Bình Định: Các đội đua thuyền bám đuổi quyết liệt trên hồ Đống Đa
Ngày 2.1, UBND TP.HCM và 5 tỉnh Tây nguyên đã tổ chức hội nghị triển khai Chương trình hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa (gọi tắt là Tick xanh trách nhiệm) tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng).Gần 200 đại biểu dự hội nghị đã thảo luận về thực trạng sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, nông sản của vùng Tây nguyên. Một số ý kiến cho rằng, hiện nay ngoài những đơn vị tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất thì vẫn còn tình trạng hàng kém chất lượng đang phân phối trên thị trường. Điển hình như sản phẩm liên quan đến giá đỗ ngâm hóa chất mới được phát hiện gần đây.Ông Trịnh Tấn Vinh, đại diện Thuần Trịnh Cà phê (H.Di Linh, Lâm Đồng) trăn trở, không chỉ cà phê mà nhiều mặt hàng hiện nay vẫn còn tình trạng trà trộn hàng kém chất lượng để tuồn ra thị trường. Điển hình như dịp cuối năm 2024, ông cùng đoàn đi xúc tiến thương mại ở TP.HCM thấy các gian hàng trưng bày có cà phê chồn, một loại cà phê có tiếng đắt đỏ lại chỉ được bán với giá hơn 120.000 đồng/kg; trong khi đó cà phê nhân xô bình thường ở Tây nguyên cũng đã có giá trên 100.000 đồng/kg.Đồng quan điểm, ông Trần Huy Đường (trang trại Lamngbiang Farm, TP.Đà Lạt) thừa nhận, các mặt hàng rau củ, nông sản của đơn vị dù đã đạt chuẩn xuất khẩu đi Hàn Quốc nhưng lại không thể cạnh tranh được với các sản phẩm trong nước vì họ bán giá quá rẻ dù cùng chủng loại, kích cỡ.Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Ngọc Phúc cũng cho rằng, việc hàng hóa kém chất lượng với giá rẻ hơn xuất hiện trên thị trường là một thực tế đang diễn ra. Tuy nhiên, người tiêu dùng không phải ai cũng có đủ thông tin, kiến thức để nhận diện, phân biệt hàng thật hay hàng giả nên chịu thiệt thòi. Do đó thương hiệu "tick xanh" giống như bộ nhận diện cho hàng chính hãng được các nhà phân phối kiểm chứng giúp cho người tiêu dùng thuận lợi trong lựa chọn sản phẩm.Chương trình Hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa được TP.HCM phát động với mục tiêu định hướng sản xuất an toàn, bền vững thông qua tín hiệu thị trường trên nguyên tắc tự nguyện, minh bạch và trung thực. Triển khai từ tháng 3.2024, đến nay đã có 8 hệ thống bán lẻ, nhà phân phối đồng thuận, tiên phong với vai trò dẫn dắt nhà cung cấp thuộc hệ thống tham gia chương trình.Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương, cho biết mục tiêu của chương trình nhằm xây dựng nền tảng chuỗi cung ứng hàng hóa an toàn cho người tiêu dùng tại địa phương. Với hệ thống các nhà phân phối hiện tại, ngay từ đầu năm 2025 này chương trình sẽ được triển khai ở Tây nguyên để tạo cơ hội cho các nhà sản xuất sản phẩm có trách nhiệm mở rộng thị trường tiêu thụ và từng bước loại bỏ nhà sản xuất hàng kém chất lượng.Theo Sở Công thương TP.HCM, đến hiện tại có các hệ thống bán lẻ, nhà phân phối đã tham gia "Tick xanh trách nhiệm" gồm Saigon Co.op, Satra, AEON, MM Mega Market, Central Retail, Bách Hóa Xanh, Wincommerce, Kingfood Market. Tại hội nghị cũng có một số đơn vị phân phối đã tìm hiểu và sẽ đăng ký tham gia chương trình trong thời gian tới.Cũng tại hội nghị đã diễn ra ký kết thỏa thuận hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa giữa Sở NN-PTNT TP.HCM và 5 tỉnh Tây nguyên với các hệ thống phân phối tham gia Chương trình "Tick xanh trách nhiệm".Sau khi ký kết, các đơn vị, doanh nghiệp tại các địa phương có thể đăng ký tham gia Chương trình "Tick xanh trách nhiệm" với nhiều cam kết kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, không cung cấp sản phẩm không an toàn, sản phẩm bẩn. Về phía người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng nhận diện với logo "Tick xanh trách nhiệm" tại các hệ thống bán lẻ, nhà phân phối đã tham gia chương trình.
Ly kỳ chuyện đá 'nở hoa' cả tuần nay khiến nhiều người chú ý
Theo trang Earth ngày 25.1, sỏi mật trâu bò, được dùng để bào chế vị thuốc ngưu hoàng trong Đông y, đang trở thành mặt hàng thịnh hành trong thị trường chợ đen và các đường dây buôn lậu toàn cầu. Các băng nhóm tội phạm trên nhiều châu lục đã bắt đầu săn lùng sỏi mật, đặc biệt ở những nước có thế mạnh về sản lượng xuất khẩu gia súc như Brazil. Những thông tin truyền nhau về mức độ quý hiếm của sỏi mật bò khiến khi đêm xuống, các lò mổ tại Brazil trở thành mục tiêu của kẻ trộm. Sỏi mật gia súc đã trở nên có giá trị đến mức các thương nhân chợ đen sẵn sàng trả tới 5.800 USD/ounce (hơn 145 triệu đồng), gấp đôi giá vàng.Sỏi trong mật trâu bò đã được dùng làm thuốc đông y từ lâu đời và chỉ xuất hiện ở những con trâu bò bị bệnh. Sỏi thường được sấy khô, nghiền thành bột và sau đó kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo thành những viên thuốc mà một số người tin rằng có thể giúp điều trị các tình trạng nghiêm trọng như đột quỵ. Một số lời đồn phóng đại sỏi mật bò như một loại "thần dược" trị bách bệnh càng khiến giá mặt hàng này tăng và đẩy mạnh làn sóng săn lùng sỏi mật ở các lò mổ bò.Nhu cầu tăng đã tạo ra làn sóng săn lùng sỏi mật bỏ ở Mỹ, Úc và đặc biệt là Brazil - quốc gia xuất khẩu bò lớn nhất thế giới năm 2023. Buôn bán sỏi mật trâu bò không bị cấm tại Brazil, song hoạt động trao đổi vật phẩm này đang được nở rộ ở thị trường chợ đen. "Người ta nghe về giá cao và họ dần mất kiểm soát" nhà nghiên cứu Daniela Gomes da Silva từ Đại học bang Sao Paulo (Brazil) nói với The Wall Street Journal.Điều tra viên tại Brazil Rafael Faria nói rằng ban đầu "còn tưởng đây là trò đùa", tuy nhiên ngày các xuất hiện các vụ trộm và buôn lậu sỏi mật bò để mang đến tay người mua. Mới đây, một nhóm cướp có vũ trang đã đột nhập trang trại ở gần thành phố Barretos, Brazil, trói chủ nhà cùng người cháu trai 6 tuổi trước khi bỏ trốn với số sỏi mật bò trị giá 50.000 USD.